Nhiều phiên dịch viên tiếng Trung đều tự đặt câu hỏi rằng: “Liệu tôi có làm được phiên dịch tiếng Trung chuyên ngành pháp luật không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, CÔNG TY PHIÊN DỊCH KIM LONG với những đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, xin chia sẻ đôi điều đến các bạn như sau:
Quan niệm này không hoàn toàn tuyệt đối, ngày nay xu thế kiếm việc của các sinh viên mới ra trường, có rất nhiều người đều làm trái nghề, có rất nhiều sinh viên ra trường đều chọn những công việc khác không liên quan đến chuyên ngành mình đã học, và có rất nhiều công việc không được đào tạo trong trường lớp, mà đều thông qua quá trình tiếp xúc và trau dồi để có được những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Do vậy, trong thời buổi hiện nay, đối với một người lao động chỉ cần có năng lực học tập, thì khi tiếp xúc với bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể thích nghi. Đối với những sinh viên mới ra trường, tấm bằng tốt nghiệp nhận được không phải là thu hoạch lớn nhất của giai đoạn đi học, mà là sự thu hoạch khi học được sự tự chủ và khả năng tư duy. Học lực chỉ là một cơ sở, năng lực bản thân mới là cốt lõi. Khi bạn có khả năng học hỏi cao, thì bạn đã nắm trong tay một kỹ năng cần thiết để nắm vững bất kỳ một chuyên môn nào và đáp ứng được bất kỳ thách thức nào. Những chuyên ngành khác nhau cuối cùng đều hướng đến một mục tiêu chung: trang bị kiến thức cho bộ não của mình, mở ra càng nhiều hơn nữa những khả năng khác nhau. Ngược lại, khi không thể có được kỹ năng này, mà chỉ xem học là một quá trình tiêu tốn thời gian chỉ để nhận được một tấm bằng cấp, sẽ khiến cho bằng tốt nghiệp trở thành chướng ngại vật gò bó bản thân, thì lợi bất cập hại.
bởi vì dịch chỉ tập trung ở việc dịch chính xác văn bản. Tuy nhiên, ví dụ nếu bạn biết trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung: tác quyền, quyền thương hiệu và quyền sáng chế, thì khi đọc các văn bản pháp luật, bạn sẽ không cảm thấy chúng suy cho cùng cũng chỉ là những nội dung giống nhau. Kiến thức pháp luật theo một hệ thống hóa, giúp bạn có thể đứng ở một gốc độ cao hơn về tư duy để suy nghĩ đến vấn đề, hiểu sâu sắc hơn ngữ nghĩa và bản chất của nó.
Một lợi ích của việc học kiến thức pháp luật là trong quá trình học tập bạn có thể cung cấp cho bộ não đầy đủ kiến thức chuyên môn. Nếu bộ não đầu vào không được nạp đầy đủ kiến thức, thì sẽ gây cản trở cho sự sản sinh ngôn ngữ chuẩn và chính xác ở đầu ra là văn bản dịch. Điều này không chỉ thích hợp cho các bạn học sinh ở cấp tiểu học, trung học, đại học, mà nó còn thích hợp cho việc nâng cao khả năng ngoại ngữ của một phiên dịch viên. Một người không thật sự đọc qua về các văn bản pháp lý, không hiểu những ngôn từ phổ biến trong văn phong của văn bản pháp luật, thì không thể dịch được trôi chảy và chuẩn xác.
Lợi ích thứ ba khi nắm được kiến thức pháp luật: khi một câu văn xét về mặt logic có ý nghĩa không rõ ràng, bạn có thể dựa vào kiến thức pháp luật có liên quan để đưa ra phán đoán. Những câu cú trong văn bản pháp luật vốn dĩ rất dài, tính logic rất chặt chẽ, ngôn ngữ đơn giản và tinh lược, nhiều khi chỉ phân tích về gốc độ logic, một câu văn có thể có mấy loại giải thích, do vậy khi bạn không có kinh nghiệm phiên dịch tiếng Trung phong phú, thì những kiến thức thường thức về xử lý văn bản dịch sẽ giúp bạn đưa ra những phán đoán cơ bản nhất khi bạn phải tiếp cận văn bản liên quan đến chuyên ngành pháp luật, từ đó vẫn có thể hoàn thành bản dịch với một chất lượng tốt.
Muốn dịch bất kỳ một chuyên ngành tiếng Trung nào đều phải có sự kết hợp của ba yếu tố: khả năng tiếng Trung, vốn từ thuật ngữ tiếng Trung liên quan đến chuyên ngành, và mối quan hệ logic. Có một ví dụ rõ ràng hơn về sự kết hợp này, khi bạn cần xây một tòa cao ốc, thuật ngữ tiếng Trung đóng vai trò là gạch, logic đóng vai trò của gang thép, và khả năng tiếng Trung chính là vữa có tác dụng kết dính, chỉ khi hội đủ cả ba yếu tố này, tòa nhà bạn xây mới hoàn chỉnh và có thể đứng trụ trước sự khảo nghiệm của thời gian.
(Còn phần hai)