Phiên dịch tiếng Trung công trình kỹ thuật là một lĩnh vực bao trùm chuỗi công nghiệp rộng lớn, nó không chỉ đòi hỏi khả năng diễn đạt tiếng Trung của người dịch, mà còn đòi hỏi kiến thức và sự cầu tiến của người phiên dịch. Để đảm nhận được những dự án dịch thuật lớn liên quan đến lĩnh vực công trình kỹ thuật, ngoài yếu tố trình độ và sự hiểu biết của người phiên dịch, còn đòi hỏi khả năng quản lý và xử lý dự án của công ty dịch thuật.
Bước 1: Đọc qua văn bản trước khi dịch
Đọc toàn bộ tài liệu dự án và nghiên cứu cấu trúc của tài liệu, phiên dịch viên không chỉ cần hiểu đầy đủ về tài liệu mà còn phải nắm bắt ý nghĩa của tài liệu công trình, từ góc độ vĩ mô nắm bắt được xu hướng của tài liệu, và từ gốc độ vi mô hiểu được chi tiết của tài liệu, rồi kết hợp lại, phải có một sự hiểu biết sâu sắc và nắm bắt được nội dung của các tài liệu công trình.
Bước 2: Nghiên cứu chi tiết
Tài liệu công trình là một tài liệu mang tính chuyên môn sâu, những người ngoài ngành khi đọc vào nội dung tài liệu sẽ không thể hiểu hết được ý nghĩa, do vậy đòi hỏi phiên dịch phải cẩn thận đối với các chi tiết nhỏ nhặt nhất trong quá trình dịch thuật, đến một con số, tính quan hệ logic giữa các số với nhau, ngoài ra còn phải nắm rõ được quan hệ tầng lớp giữa đoạn văn trên và đoạn văn dưới, chỉ cần một chút sơ suất, có thể gây ra vấn đề về logic giữa các con số hoặc văn bản, làm cho bản dịch mất đi sự nghiêm ngặt vốn có của các tài liệu dự án, và thậm chí gây thiệt hại lớn cho khách hàng.
Bước 3: Bắt đầu dịch
Thông qua việc đọc kỹ các tài liệu dự án và xem xét kỹ lưỡng các chi tiết của tài liệu, kết hợp với việc tích lũy kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của phiên dịch, sẽ bắt đầu việc dịch tài liệu công trình. Tuy đã có hai bước đầu tiên làm cơ sở, nhưng trong quá trình dịch thuật cần chú ý các con số, đơn vị, cùng với tính logic và độ chính xác của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, nhằm đảm bảo chất lượng của bản dịch. Ví dụ, đơn vị của bản gốc được kí hiệu là “m”, nhưng do sự sơ suất hoặc lỗi chính tả trong bản dịch, nên được ghi thành “mm” hoặc “cm”, đây là một sự chênh lệch rất lớn, sẽ gây thiệt hại khôn lường cho khách hàng.
Bước 4: Chỉnh lý bản dịch
Trong quá trình dịch tài liệu kỹ thuật, thường là dịch từng câu, sau khi dịch xong từng câu từng đoạn sẽ đến quá trình chuyển đổi trực tiếp giữa hai ngôn ngữ. toàn bộ tài liệu đã được dịch hoàn tất, công ty dịch thuật sẽ yêu cầu người dịch tiến hành chỉnh lý lại một cách toàn diện, làm rõ mối quan hệ giữa các câu, các đoạn văn và các cấu trúc khác, khiến cho ngôn ngữ của câu trên và câu dưới của tài liệu phù hợp với ngôn ngữ đích, giúp đoạn văn được dịch trôi chảy hơn, mối quan hệ logic giữa các câu và các đoạn rõ ràng hơn.
Bước 5: Kiểm tra xem cấu trúc có phù hợp với thói quen sử dụng không
Các tài liệu dự án sau khi đã được chau chuốt về mặt ngôn ngữ, sau đó sẽ trải qua giai đoạn xử lý hậu kỳ, công ty dịch thuật còn phải chỉnh sửa lại form của văn bản. Mỗi một công ty, mỗi một quốc gia lại có những cách trình bày văn bản không giống nhau, điều này đòi hỏi cả phiên dịch và công ty dịch thuật căn cứ vào sự tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của mình, để điều chỉnh ngôn ngữ dịch, hình thức trình bày cho phù hợp, tiện cho khách hàng hiểu rõ được những ý nghĩa được biểu đạt trong văn bản dịch
Bước 6: Hiệu đính
Yêu cầu của phiên dịch đối với chất lượng của văn bản dịch rất cao, mặc dù nhóm dịch thuật đã tiến hành hai vòng kiểm tra hiệu đính, nhưng nếu muốn bàn giao tài liệu dự án cho khách hàng, bắt buộc phải thông qua sự hiệu đính của những phiên dịch viên có trình độ cao, để tiến hành rà soát lại thêm một lần cuối toàn bộ nội dung dịch, nhóm hiệu đính sẽ xem xét ngôn ngữ dịch của các tài liệu dự án để biết được bối cảnh khác nhau của các quốc gia, thói quen sử dụng từ vựng, chi tiết dịch thuật, v.v ... Sau khi kết thúc việc hiệu đính, sẽ bố trí đội ngũ định dạng văn bản, làm đẹp form cho văn bản rồi mới giao cho người phụ trách dự án đưa ra đánh giá cuối cùng, sau đó giao đến tay khách hàng.