Triển vọng hợp tác cho mặt hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trường Quốc có cao như mong đợi? Và liệu rào cản về ngôn ngữ có phải là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp và các đầu mối nhỏ lẻ khi tiếp cận với khách hàng và đối tác người Trung Quốc hay không? Phiên dịch Kim Long xin được cùng bạn giải đáp những thắc mắc qua bài viết đánh giá sau đây.
Thị trường Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân thực sự là một điểm đến hứa hẹn trong công cuộc tìm kiếm nguồn tiêu thụ của mọi doanh nghiệp hay nhà cung cấp. Với lợi thế về mặt địa lý rất gần gũi; văn hóa cũng như sinh hoạt với nhiều nét tương đồng, các mặt hàng nông sản Việt Nam dễ dàng được đón nhận tại thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, khí hậu Việt Nam nóng ẩm các loại trái cây nhiệt đới rất phong phú và phát triển, trong khi khí hậu Trung Quốc thường có mùa đông rất lạnh có tuyết rơi nên thường có ít chủng loại. Chính sự khác biệt về khí hậu đã tạo nên nhu cầu cung ứng bù trừ. Người tiêu dùng Trung Quốc đánh giá nông sản, trái cây của Việt Nam đa dạng, thơm ngon và giá cả cạnh tranh. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khảo sát, thâm nhập và từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam có 9 chủng loại hoa quả được Trung Quốc cho phép nhập khẩu là: thanh long, dưa hấu, vải thiều, nhãn, xoài, chôm chôm, mít và măng cụt; và cũng đang cố gắng đàm phán để xuất khẩu thêm các sản phẩm khác như: sầu riêng, roi, chanh leo, bơ, dừa và na. Phiên dịch Kim Long cũng xin được dẫn ra một vài số liệu để bạn đọc hình dung kỹ hơn về thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng này đối với nông dân Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu chuối Việt Nam của thị trường Trung Quốc là 880,6 triệu USD và xoài là 20 triệu USD. Bên cạnh đó, nhờ vào Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) mà nhóm hàng nông, lâm, thủy sản được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu với mức thuế cơ bản là 0%.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng tồn tại những khó khăn không hề nhỏ như chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN, về phía Trung Quốc họ cũng yêu cầu rất cao khâu chất lượng sản phẩm cũng như cách đóng gói bảo quản. Ngoài ra, doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc, chính sách xuất nhập khẩu như thế nào hay nhu cầu thị trường của họ ra sao. Quá trình khảo sát thị trường còn nhiều khó khăn do doanh nghiệp chưa có những người am hiểu tiếng Trung để phục vụ liên hệ, kết nối giao dịch với đối tác Trung Quốc. Rào cản về ngôn ngữ tưởng chừng không mấy khó khắn nhưng nhiều khi lại trở thành chướng ngại khiến con đường kết nối giữa doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam với các đối tác Trung Quốc trở nên chậm trễ, khó nắm bắt. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu rõ thông tin và tiến hành trao đổi với đối tác thông qua phiên dịch viên tiếng Trung chuyên nghiệp trước khi muốn thâm nhập thị trường tỷ dân.
Hy vọng với cập nhật trên đây từ Phiên dịch Kim Long, bạn sẽ có được một cái nhìn toàn diện về những tiềm năng cũng như những bất cập khi xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc. Nếu cần bất kỳ trợ giúp nào về phiên dịch tiếng Trung vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (+86)188.2004.3508.