Do sự giao thoa lẫn nhau của hai nước Trung Việt, khiến cho nền văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc, cách đặt tên người của tiếng Việt cũng đã tiếp thu tinh hoa từ cách đặt tên của tiếng Trung. Sự tương đồng trong văn hóa tinh thần ảnh hưởng đến sự tương đồng nhất định khi đặt tên, điều này đã mang lại sự thuận tiện cho các thông dịch viên Trung Việt trong quá trình phiên dịch tên gọi cả tiếng Trung và tiếng Việt.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, ngoài những sự tương đồng, không ít họ tên của hai nước cũng tồn tại những khác biệt nhất định. Khi dịch tên gọi của người Việt, từ Hán Việt giữ vai trò làm ngôn ngữ truyền đạt chính. Trên cơ bản, hệ thống từ Hán Việt trong tiếng Việt sẽ có từ thích ứng trong tiếng Trung. Nên rất nhiều trường hợp khi dịch tên người từ tiếng Việt sang Trung hoặc từ Trung sang Việt, đa phần chỉ cần dịch trực tiếp sang từ tiếng Trung/Việt tương ứng, nếu gặp những từ có lượng từ đồng âm khác nghĩa khá nhiều, người dịch có thể căn cứ vào nghĩa gốc của từ đấy để lựa chọn một từ mang nghĩa phù hợp, có nghĩa tốt, tránh lựa chọn những từ mang nghĩa phản diện. Và cần lưu ý việc lựa chọn chữ khi dịch còn dựa vào giới tính. Nếu là nam giới ta sẽ chọn những từ có yếu tố thể hiện sức mạnh, sự thông minh, tài đức hoặc may mắn, còn nếu là nữ giới, ta sẽ chọn những từ ngữ phải đẹp, nhẹ nhàng và mềm mại, cần có sự hài hòa, có cương có nhu.
孔子 dịch thành “Khổng Tử”
李白 dịch thành “Lý Bạch”
毛泽东 dịch thành“Mao Trạch Đông”
习近平 dịch thành“Tập Cận Bình”
Nhưng cũng sẽ có những từ có hai nghĩa Hán Việt, nên chúng ta cần chú ý cách sử dụng của nó. Ví dụ: “黄” sẽ có hai cách đọc âm Hán Việt: “HUỲNH/ HOÀNG”, trong đó nếu sử dụng trong Họ của người được dịch, chúng ta nên chọn từ “Hoàng” vì đây là từ thông dụng hơn, còn từ “Huỳnh” được sử dụng nhiều trong miền nam Việt Nam, phạm vi sử dụng hẹp hơn.Do vậy khi dịch tên họ Trung Việt, yêu cầu người dịch có một kiến thức tốt về ngôn ngữ, mà còn yêu cầu người dịch cần có một sự hiểu biếu về lịch sử từ Hán Việt tương đối sâu sắc và rộng rãi.
Kết cấu tên của người Việt giống với kết cấu tên của người Trung, đại đa số đều là tên với cấu trúc ba chữ: Họ + tên đệm +tên. Có một số ít tên của nữ giới gồm bốn chữ.
Trước đây, tên gọi của nam giới, sẽ dùng chữ “Văn(文)” làm tên đệm, còn tên của nữ giới sẽ dùng chữ “Thị (氏). Nhưng ngày nay cách sử dụng tên đệm như vậy đã ít thấy. Theo nhìn nhận chung, tên của người Việt, nam giới sẽ tập trung dùng những từ cương nghị, như “Tuấn(俊), Dũng(勇),Hùng(雄), Kiệt(杰), Minh(明)”, còn tên của nữ giới thiên về những từ nhu mì và thiên về thiên nhiên như “Thủy(水), Thu(秋), Xuân(春), Phương(芳), Thảo(草), Liên(莲), Hà(霞), Hồng(红)” v.v… Do vậy khi dịch tên người việt chỉ cần dùng những từ tương đương và nhiều người dùng là được. Ví dụ: Nguyên Tấn Dũng(阮俊勇), Võ Văn Kiệt(武文杰), Nguyễn Thanh Thảo(阮青草), Trần Thu Hương(陈秋香).
Nhưng cũng sẽ có một số từ không phải là từ Hán Việt, mà đó là từ bản ngữ: Võ Thị Sáu, Trần Thị Thơm, Trương Thị Mây v.v… Từ “Sáu, Thơm, Mây” chúng ta có thể dùng những cách dịch thêm nghĩa, theo âm, theo cách đọc v.v… những dịch giả trước đây đã dịch thành 武氏六、陈氏香、张氏云等。Nhưng khi dịch, chúng ta phải chú ý đến nét đẹp trong tên được dịch, không thể bám quá sát nghĩa, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự giàu đẹp trong tên được dịch, ví dụ: Đỗ Mười, người phiên dịch nên chọn hướng dịch thoát ý 杜梅 chứ không nên dịch là 杜十.
Đó là những điều thường thấy trong cách phiên dịch tiếng Trung tên người, còn nếu gặp những tên của các dân tộc thiểu số, tên không thông dụng hoặc là ngôn ngữ thuần Việt thì phiên dịch viên nên dựa vào kinh nghiệm thực tế để xử lý cho phù hợp. Đối với tên của những người nổi tiếng, đã được dịch ra sẵn thì phiên dịch viên nên dùng những từ đó chứ không thể tự dịch thành tên khác theo ý mình.